Táo bón ở trẻ sơ sinh


Táo bón rất hay gặp, có đến 40% trẻ sơ sinh và trẻ nhũ nhi mắc tình trạng này28 và do nhiều nguyên nhân khác nhau. Nhưng đôi khi cũng không biết được lý do cụ thể. 

Một số nguyên nhân thường gặp bao gồm:

  • Chuyển từ sữa mẹ sang sữa thay thế (sữa công thức) hoặc sữa bò17
  • Bắt đầu tập ăn21
  • Sốt, tiêu chảy và nôn ói có thể gây mất nước ở nhiều mức độ khác nhau. Điều này làm tăng nguy cơ táo bón17

Để phát hiện tình trạng táo bón, cần lưu ý các điều sau:

  • Trẻ thiếu hụt năng lượng21
  • Dễ cáu kỉnh, giận dỗi hoặc không vui21
  • Giảm cảm giác thèm ăn28

Những triệu chứng này sẽ biến mất ngay lập tức sau khi đi tiêu.28

Trong một số ít trường hợp, táo bón có thể do nguyên nhân bệnh lý.21

Nên nhớ rằng, ở trẻ bú mẹ hiếm khi có tình trạng không đi tiêu quá 1 tuần.21 Và táo bón rất thường gặp khi trẻ bắt đầu chuyển sang sữa công thức hay sữa bò.17

Làm gì khi trẻ sơ sinh bị táo bón?


Nếu nghĩ bé bị táo bón, tốt nhất là đến khám bác sĩ hoặc tư vấn dược sĩ. Một số mẹo nhỏ có thể hữu ích trong trường hợp bé bị táo bón:

  • Nếu đang bú mẹ thì cho bú nhiều hơn.30
  • Nếu bé đang uống sữa công thức, nên cho uống thêm nước xen vào giữa các cữ. Không nên pha sữa công thức với quá nhiều nước.21,30
  • Lay chân bé theo kiểu đạp xe một cách nhẹ nhàng hoặc xoa bóp cẩn trọng vùng rốn bé theo chiều kim đồng hồ cũng giúp kích thích đại tràng.21
  • Nếu trẻ bắt đầu tập ăn đồ ăn đặc, tập cho trẻ quen với việc ăn nhiều rau quả tươi. Thái hoặc xay nhuyễn rau, quả để trẻ dễ ăn hơn. Thêm vào khẩu phần táo, nho, lê và dâu cũng như các loại trái cây tốt cho táo bón.21

Bạn có thể nhận thấy sự cải thiện triệu chứng trong vòng vài ngày, nhưng đôi khi phải mất vài tuần. Hãy nhớ rằng không có gì bất thường khi trẻ bú sữa mẹ có thể một tuần không đi tiêu.21

TÁO BÓN KHI ĐI DU LỊCH

Du lịch táo bón

Thay đổi thói quen sinh hoạt hàng ngày ví dụ như khi đi du lịch với một chế độ ăn mới, ở một múi giờ khác, sử dụng nhà vệ sinh công cộng có thể ảnh hưởng đến thói quen đi tiêu.25 Đối với người bị táo bón, đi du lịch có vẻ là một thách thức. Nhưng cŨng có vài cách giúp bạn thoải mái hơn.

Uống nhiều nước


Ít uống nước làm nặng tình trạng táo bón, vì vậy nên đảm bảo uống đủ nước.26  Tốt nhất nên tránh thức uống có cồn và caffein (như nước ngọt hay cà phê) vì những chất này gây mất nước cơ thể.8

Cố gắng duy trì thói quen sinh hoạt hàng ngày


Duy trì thời gian ăn uống và nghỉ ngơi giống như sinh hoạt hàng ngày nếu có thể. Ăn ngay sau thức giấc cũng có lợi hơn.27 Nếu bạn có thói quen đi tiêu vào một giờ cố định trong ngày, hãy cố gắng duy trì, thường sau khi ăn 30 phút là lúc thích hợp nhất.25

Bổ sung các bữa ăn nhẹ nhiều chất xơ


Ăn uống lành mạnh khó được đảm bảo trong hành trình du lịch, thay vào đó là các loại thức ăn nhanh ít chất xơ. Từ đó làm táo bón nặng hơn.8 Vì vậy, nên mang theo các thực phẩm giàu chất xơ tiện dụng như trái cây sấy khô, thanh ngũ cốc, bắp rang hoặc các loại hạt không tẩm muối. Chọn thêm các loại thức ăn nhiều rau tươi khi có thể.

Lắng nghe cơ thể mình


Đừng phớt lờ các tín hiệu của cơ thể vì rất có thể sẽ làm tình trạng táo bón trầm trọng hơn.8 Nắm thông tin về các nhà vệ sinh gần nhất để sử dụng khi cần.

Cố gắng vận động


Nếu chuyến du lịch có lộ trình di chuyển dài bằng máy bay, tàu hỏa hoặc xe hơi, cố gắng dành nhiều thời gian đứng lên, kéo căng cơ thể và đi lại xung quanh. Điều này giữ cho hệ tiêu hóa của bạn làm việc tốt hơn.26

Dự phòng


Nếu bạn hay bị táo bón khi đi du lịch hoặc đang mắc chứng táo bón, nên uống thuốc trước khi khởi hành. Lactulose dạng gói khá tiện dụng khi du lịch, có thể dùng uống trực tiếp,rưới lên thức ăn hoặc pha vào nước uống.4

Nội dung này được xem xét, chỉnh sửa, hiệu đính và bảo trợ bởi Chi hội Bác sĩ gia đình TP.HCM.