HIỂU VÀ KIỂM SOÁT TÁO BÓN
Táo bón là vấn đề tiêu hóa phổ biến gây khó khăn cho nhiều người ở những độ tuổi khác nhau. Táo bón thường được hiểu là không đi tiêu đều đặn hoặc khó khăn khi tống xuất phân.8 Hoặc cảm giác không đi tiêu hết cả khi đã đi tiêu rồi.20
Táo bón ảnh hưởng khác nhau ở từng người. Từ trạng thái phân cứng, vón cục cho đến phân to nhỏ khác thường.
Gọi là táo bón khi:21
Ngoài ra có thể có kèm đau bụng, đầy hơi và mệt mỏi.8
Ngoài tần suất đi tiêu, các bác sĩ còn cần thêm thông tin về hình dạng, cấu trúc và độ chắc của phân để đánh giá chức năng của đại tràng. Bác sĩ thường dùng thang điểm Briston Stool Scale22 để đánh giá độ chắc của phân (độ cứng).Bạn có thể tham khảo bằng cách nhấp vào nút bên dưới.
Táo bón là một trong những vấn đề y khoa thường gặp nhất, ảnh hưởng đến một phần ba dân số.15
Táo bón thường xảy ra khi phân nằm lâu trong đại tràng, làm cho nước được tái hấp thu liên tục. Từ đó dẫn đến phân bị khô, cứng và khó tống xuất.8
Có nhiều nguyên nhân gây ra táo bón ở người trưởng thành, đôi khi không có nguyên nhân rõ ràng.21
Những nguyên nhân thường gặp nhất:21
Một số thuốc cũng có thể gây táo bón. Hãy hỏi bác sĩ hoặc dược sĩ nếu bạn nghĩ thuốc bạn đang uống có thể gây ra triệu chứng táo bón.
Hiếm hơn, táo bón có thể do những bệnh lý khác.21
Căng thẳng khởi phát những rối loạn cảm xúc và nhận thức được cho là có tác động đến hệ tiêu hóa và góp phần vào cơ chế gây táo bón. Đây là quá trình tương tác qua lại giữa não bộ và hoạt động đường ruột, y khoa định nghĩa là trục não – ruột.23
Khi gặp phải tình trạng căng thẳng, bạn có thể thử các cách sau để làm dịu tình trạng này:24
Đôi khi, lo lắng về tình trạng táo bón sẽ làm bạn căng thẳng hơn, từ đó càng làm nặng nề thêm tình trạng táo bón.
Thay đổi thói quen sinh hoạt hàng ngày ví dụ như khi đi du lịch với một chế độ ăn mới, ở một múi giờ khác, sử dụng nhà vệ sinh công cộng có thể ảnh hưởng đến thói quen đi tiêu.25
Đối với người bị táo bón, đi du lịch có vẻ là một thách thức. Nhưng cũng có vài cách giúp bạn thoải mái hơn
Lối sống bận rộn trong cuộc sống hiện đại có thể dẫn đến tình trạng táo bón, với nhiều yếu tố tác động.
Nếu táo bón đang ảnh hưởng đến cuộc sống của bạn, đừng quá lo lắng. Các cách sau đây có thể hữu ích cho bạn.
Thay đổi chế độ ăn và lối sống có thể giúp cải thiện triệu chứng táo bón ở nhiều người. Trong trường hợp các thay đổi không mang lại hiệu quả, cần phải dùng thêm thuốc nhuận tràng.
Du lịch và táo bón
Thay đổi thói quen sinh hoạt hàng ngày ví dụ như khi đi du lịch với một chế độ ăn mới, ở một múi giờ khác, sử dụng nhà vệ sinh công cộng có thể ảnh hưởng đến thói quen đi tiêu.25 Đối với người bị táo bón, đi du lịch có vẻ là một thách thức. Nhưng cŨng có vài cách giúp bạn thoải mái hơn.
Ít uống nước làm nặng tình trạng táo bón, vì vậy nên đảm bảo uống đủ nước.26 Tốt nhất nên tránh thức uống có cồn và caffein (như nước ngọt hay cà phê) vì những chất này gây mất nước cơ thể.8
Duy trì thời gian ăn uống và nghỉ ngơi giống như sinh hoạt hàng ngày nếu có thể. Ăn ngay sau thức giấc cũng có lợi hơn.27 Nếu bạn có thói quen đi tiêu vào một giờ cố định trong ngày, hãy cố gắng duy trì, thường sau khi ăn 30 phút là lúc thích hợp nhất.25
Ăn uống lành mạnh khó được đảm bảo trong hành trình du lịch, thay vào đó là các loại thức ăn nhanh ít chất xơ. Từ đó làm táo bón nặng hơn.8 Vì vậy, nên mang theo các thực phẩm giàu chất xơ tiện dụng như trái cây sấy khô, thanh ngũ cốc, bắp rang hoặc các loại hạt không tẩm muối. Chọn thêm các loại thức ăn nhiều rau tươi khi có thể.
Đừng phớt lờ các tín hiệu của cơ thể vì rất có thể sẽ làm tình trạng táo bón trầm trọng hơn.8 Nắm thông tin về các nhà vệ sinh gần nhất để sử dụng khi cần.
Nếu chuyến du lịch có lộ trình di chuyển dài bằng máy bay, tàu hỏa hoặc xe hơi, cố gắng dành nhiều thời gian đứng lên, kéo căng cơ thể và đi lại xung quanh. Điều này giữ cho hệ tiêu hóa của bạn làm việc tốt hơn.26
Nếu bạn hay bị táo bón khi đi du lịch hoặc đang mắc chứng táo bón, nên uống thuốc trước khi khởi hành. Lactulose dạng gói khá tiện dụng khi du lịch, có thể dùng uống trực tiếp,rưới lên thức ăn hoặc pha vào nước uống.4
Nội dung này được xem xét, chỉnh sửa, hiệu đính và bảo trợ bởi Chi hội Bác sĩ gia đình TP.HCM.