Táo bón ở trẻ em


Con bạn có thể bị táo bón khi:21

  • Đi tiêu dưới 3 lần một tuần
  • Phân thường to, cứng hoặc khó tống xuất

Nguyên nhân thường gặp:

  • Chế độ ăn ít xơ bao gồm rau, quả và ngũ cốc21,29
  • Không uống đủ nước21
  • Trẻ bị căng thẳng khi cho đi nhà trẻ hoặc đi học21,29

Trong một số ít trường hợp, táo bón có thể do nguyên nhân bệnh lý.21 Nếu trẻ đang giai đoạn tập ngồi bô, đáy quần bẩn có thể là một chỉ điểm cho thấy trẻ đang táo bón, vì phần phân mềm hơn rỉ ra quanh phần phân cứng (phân gây táo bón). Trong nhiều trường hợp, trẻ táo bón sẽ hay lờ không đi vệ sinh khi có các cơn mắc tiêu, hay gọi là ‘nín đại tiện’. Điều này làm trẻ bị bón nặng hơn, vì vậy phải nhận biết và can thiệp sớm. Đến gặp ngay bác sĩ khi con bạn có dấu hiệu của táo bón .30

Làm gì khi trẻ bị táo bón?


Nếu nghĩ trẻ bị táo bón, tốt nhất là đến khám bác sĩ hoặc tư vấn dược sĩ. Nếu trẻ mắc táo bón càng lâu thì càng mất nhiều thời gian để hồi phục, vì vậy việc kiểm soát được tình trạng táo bón là vô cùng quan trọng.30 Việc thay đổi lối sống và chế độ ăn có thể giúp cải thiện tình trạng táo bón:21,30

  • Đa dạng hóa thực phẩm của trẻ, chủ yếu tăng cường chất xơ có trong các loại rau, quả.
  • Khuyến khích trẻ vận động thể chất nhiều hơn.
  • Đảm bảo trẻ uống nhiều nước.
  • Cho trẻ nhiều thời gian để sử dụng nhà vệ sinh, đặc biệt là trong giai đoạn trẻ còn đang luyện tập thói quen đại tiện.

Táo bón là tình trạng phổ biến và có nhiều cách thức điều trị hiệu quả. Hãy trao đổi với bác sĩ nếu có bất kỳ quan ngại gì. Trẻ em thường mắc táo bón ở độ tuổi từ 2 đến 3 khi chúng bắt đầu làm quen với việc đi đại tiện trên bồn cầu.30

Nội dung này được xem xét, chỉnh sửa, hiệu đính và bảo trợ bởi Chi hội Bác sĩ gia đình TP.HCM.